Sốt xuất huyết và những bệnh do muỗi

Bộ y tế dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tăng mạnh nếu không có biện pháp phòng chống dịch bệnh.
  • Muỗi là vật gây bệnh trung gian giữa người và người, giữa động vật và người, các loại bệnh mà muỗi gây ra cho con người đều rất nguy hiểm như: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não nhật bản, …
  • Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng.
  • Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
  • Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều người
1. Bệnh sốt xuất huyết:
  • Muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh. Muỗi nhiễm virus truyền virus sang người khỏe bằng con đường chích hút máu.  Gây nên bởi 1 trong 4 loại huyết thanh virus khác nhau về kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4
  • 2,5 tỷ người đang sống trong vùng có lưu hành bệnh
  • Hai loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Ae.Aegypti và Ae.Albopictus
  • Hiện tại không có thuốc đặc trị hoặc vaccin phòng bệnh Kiểm soát vector truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
2. Bệnh sốt rét:
  • Do nguyên sinh động vật Plasmodium spp gây ra
  • Ảnh hưởng đến 100 quốc gia với hơn 3,3 tỷ người (2006)
  • Chi phí trung bình 1 năm cho sốt rét ở châu Phi vào khoảng 2 tỷ USD (WHO 1993, 2008)
  • Khoảng 40 loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét, ở Việt Nam là An.minimus, An.dirus, An.subpictus và An.sundaicus.
  • Muỗi phải có tập tính đốt máu người với tỷ lệ đốt người cao và có tuổi thọ đủ thời gian để ký sinh trùng sốt rét hoàn thành được giai đoạn phát triển trong cơ thể muỗi từ thể giao bào (gametocytes) đến thể thoa trùng (sporozoites) tại tuyến nước bọt.
  • Khi muỗi đốt máu người, thoa trùng ở tuyến nước bọt muỗi xâm nhập theo vết đốt, tiếp tục phát triển qua các giai đoạn trong cơ thể người và gây bệnh sốt rét. Để ký sinh trùng sốt rét có thể phát triển được trong cơ thể muỗi, sự tương hợp di truyền giữa muỗi truyền bệnh với các loại ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cũng là điều kiện cần có và diễn biến mật độ hoạt động của muỗi truyền bệnh có sự trùng hợp với diễn biến của bệnh sốt rét tại địa phương
3. Viêm não Nhật Bản:
  • Vật chủ chính mang vi rút là lợn và một số loài chim
  • Vector truyền bệnh là muỗi Culex tritaeniorhyunchus
  • Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được vắc xin viêm não Nhật Bản
  • Tuy nhiên, biện pháp ngăn chặn muỗi vẫn đóng vai trò quan trọng
  • C. Tritae sinh sản tại mương máng, đồng, về đêm muỗi cái ưa hút máu động vật có xương sống như gia súc, chim và cả người, sau đó bay phát tán đi xa
  • Virút từ nước bọt của muỗi đốt, qua da. Giai đoạn đầu virút nhân lên tại chỗ và ở hạch lympho vùng, đây là nguồn dẫn đến virút huyết đầu tiên. Từ máu virút đi đến các tổ chức và nội tạng khác như tổ chức lympho, mô liên kết, cơ vân, cơ tim, tuyến nội và ngoại tiết. virút tiếp tục nhân lên tại tổ chức ngoài thần kinh đưa đến virút huyết lần nữa kéo dài 3 - 5 ngày, thường với nồng độ thấp ở người.
4. Bệnh teo não ở trẻ sơ sinh (Virus Zika)
  • Vật chủ chính mang vi rút Zika là các loại linh trưởng và một số loài gặm nhấm.
  • Vector truyền bệnh là muỗi thuộc chi Aedes nhiễm bệnh (A.aegypti ; A.africanus , A. apicoargenteus…) hoạt động vào ban ngày.
  • Khi muỗi hút máu người hay động vật bị nhiễm virus Zika, virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi và ủ bệnh sau 10 ngày có thể gây truyền virus cho người hoặc động vật khác. Một cá thể muỗi nhiễm virus Zika có thể truyền virus cho các thế hệ muỗi con cháu.
  • Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus Zika là sốt nhẹ, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, khớp và phát ban. Đối với phụ nữ có thai, virus này để lại dị tật cho thai nhi với chứng teo não.
  • Cho đến nay chưa có vaccine điều trị loại virus này. 
  • Ngoài ra, muỗi còn mang đến cho con người một số căn bệnh nguy hiểm khác như:
  • Bệnh sốt thung lũng Rift do nhiều loài muỗi Aedes, Anopheles, Culex truyền bệnh (chưa có tại VN)
  • Sốt vàng da do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra
  • Bệnh giun chỉ bạch huyết do ký sinh trùng Wuchereria bancrofti và Brugia malayi gây ra. Vật chủ trung gian truyền bệnh ở Việt Nam là muỗi Mansonia

5. Điều kiện phát sinh, phát triển của muỗi:

  • Có 3 yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển được muỗi: Nguồn nước, nơi trú ẩn và thức ăn. Thiếu một trong ba yếu tố này thì muỗi không thể tồn tại được.
  • Nước cần thiết cho giai đoạn trứng, ấu trùng và nhộng. Thức ăn (máu của con người và động vật) để có muỗi cái có đủ Protein sinh sản và nơi trú ẩn để có thời gian tiêu hóa và trứng chín…
  • Vì vậy bộ y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau:
  • Loại bỏ nguồn phát sinh muỗi cụ thể là loại bỏ nước tù đọng tại các thau, chậu, lu, ….. tất cả những vật dụng có thể chứa nước
  • Thực hiện mắc mùng khi ngủ để tránh muỗi đốt
  • Phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi là việc làm hết sức cần thiết
  • Để bảo vệ sức khỏe cho chính người thân yêu của bạn. Hãy liên hệ PESTPRO khi các bạn cần chúng tôi
    Địa chỉ      : 79 Bửu Đóa, phường Phước Long, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 
    Hotline      :
    0918175286
    Email         : hdban279@gmail.com