Kiểm soát dịch hại và một số điều cần biết

     Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyền bệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người cụ thể như: Ruồi, Muỗi, Kiến, Gián, Rệp Giường, Chuột, Mối, …. Chúng có thể phá hỏng lương thực trong kho, nhà cửa
    Dịch hại gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế cho con người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì sự nhiễm bẩn của dịch hại đến thực phẩm, hàng hóa
1. Tác hại của các loài dịch hại:
    a. Ruồi:
Có hơn 100.000 loài ruồi được biết đến trên thế giới và hơn 100 tác nhân gây bệnh có liên quan đến con ruồi, trong đó có vi khuẩn Salmonella, Staphylococcus, E. coli và Shigella. Những tác nhân có thể gây bệnh ở người và động vật, bao gồm sốt rét, tả, lỵ trực trùng và viêm gan…. Gồm các loài: Ruồi nhà, ruồi giấm, ruồi nhặng, ruồi xanh, ruồi trâu, ruồi đêm (ruồi cống) và các loài khác. Tác hại của ruồi là:
  • Xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc kém chất lượng
  • Gây mất thẩm mỹ và vệ sinh → giảm uy tín
  • Kiện tụng, bồi thường thiệt hại
  • Gây phiền toái
    b. Muỗi:
Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm.  Họ Culicidae thuộc bộ hai cánh Diptera và chứa khoảng 2700 loài
Muỗi cái có thể đẻ 30 – 300 trứng trong suốt vòng đời. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh, chất lượng nước, phạm vi ảnh hưởng của ánh sáng, nguồn thức ăn và hệ thực vật quyết định vị trí đẻ của muỗi.
Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da...và bệnh teo não ở trẻ sơ sinh vào gần đây.
Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân.
     c. Kiến:
Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng.
Hơn 12.000 loài kiến hiện đã được phát hiện (với ước tính vào khoảng 22.000 loài, trong đó đa dạng hóa lớn nhất là ở các vùng nhiệt đới
Có 4 loài kiến phổ biến: Kiến hôi (Tapinoma minutum); Kiến đen (Ochetellus spp.); Kiến lửa (Solenopsis spp) và Kiến vàng (Oecophylla smaragdina).
Kiến có thể gây tổn hại cho sức khỏe con người do kiến mang trên mình (hay trong đường tiêu hoá) những tác nhân gây bệnh như tiêu chảy, đậu mùa và rất nhiều các vi khuẩn gây bệnh khác kể cả khuẩn ngộ độc thức ăn.
     d. Gián:
Gián là những côn trùng có hại ít nhiều quan trọng đến sức khoẻ con người bằng một cách nào đó. Gián giải phóng một mùi khó chịu từ những hạch mở trên cơ thể gián. Gián có thể chui vào cơ thể người, gây nhiễm bẩn thực phẩm, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể chúng. Nhiều loại vi sinh vật gây bệnh từ vi trùng (Samonella sp, Shigella dysenteria), ký sinh trùng, nấm và cả virus được gián vận chuyển. Gián cũng là một trong các yếu tố dị nguyên đối với những cơ địa dị ứng.
Đối với trẻ em hen suyễn, gián được xem là một trong những dị nguyên quan trọng làm bệnh nhân nhập viện nhiều hơn.
Chúng để lại phân, vỏ, thậm chí là chất nôn của nó làm ô nhiểm nhưng nơi nó trú ngụ và đi qua.
     e. Rệp Giường:
Rệp giường (Cimex lecturarius – human bed bug) thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera) giống như họ bọ xít Chúng hút máu người để tồn tại và phát triển.
Nằm trong nhóm hút máu “khá khủng khiếp” bởi chúng phát triển với số lượng nhanh, nhiều, lây lan khắp nơi. Chúng được xếp vào tốp 10 loại côn trùng gây hại bậc nhất hiện nay, là thủ phạm bóng tối khó nhận biết, chúng đến mang theo bệnh tật và rất nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Đây vấn đề lớn nhất mà ngành công nghiệp khách sạn phải đương đầu trên toàn thế giới.
Rệp thường tấn công trong lúc bạn yếu ớt nhất, lúc bạn ngủ, hay bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào khi mà bạn không hoạt động trong một khoảng thời gian như lúc ngồi bất động trên ghế xem tivi, hay khi bạn bị hôn mê.
Vết cắn của Rệp giường có thể gây ngứa, sưng đỏ và có thể bị nhiễm trùng do gãi.
Triệu chứng được mô tả giống như một bệnh hoa liễu khiến bạn nhầm lẫn. Nếu để quá nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, sốc phản vệ, hen suyễn và phồng rộp da từng mảng…
    f. Chuột:
Chuột là loài gặm nhấm tăng trưởng nhanh và đều đặn. Chuột mang nhiều căn bệnh và chứng minh một mối nguy hiểm sức khỏe cho con người như dịch hạch, sốt, tiêu chảy, nôn mửa…. và bệnh viêm màng não nhẹ do virus.
Chuột có hai răng nanh mọc liên tục trong suốt cuộc đời của chúng. Những chiếc răng nanh này được giữ gìn và rèn giũa chủ yếu bằng cách mài mòn vào nhau và liên tục gặm nhấm vào các vật thể. Chúng có thể gây ra việc hỏa hoạn từ việc cắn phá các đường dây điện, dây cáp và phá hoại các vật dụng trong nhà, công ty, …
Ước tính 20% vụ cháy trên thế giới gây ra từ những nguồn không xác định, hầu hết là do vết gặm của chuột trên sợi dây điện
    g. Mối:
  • Không phải tất cả loài mối đều gây hại, 2 loài mối gây hại chính: mối đất và mối gỗ khô (80 – 90%), Co0ptotermes spp – loài mối phá hại mạnh nhất
  • Mối tấn công phá hại những cấu kiện gỗ, đê đập, cây cối, …như công trình di tích ở Hà Tây, ở Huế bị phá hoại tới gần 100%, các công trình trong Khu phố cổ Hà Nội bị hại đến 82%
  • Gây hại cho cây trồng: mía, cà phê, keo, dương
  • Gây vỡ đê, đập
Khi bị Mối gây hại thì ảnh hưởng như thế nào:
  • Thiệt hại do tài sản bị phá hủy
  • Chi phí thay thế, sữa chữa
  • Chi phí xử lý mối
  • Chi phí phát sinh
2. Kiểm soát dịch hại: Là các biện pháp tổng hợp (Lý, Hóa, Sinh) nhằm loại trừ các sinh vật gây hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Kiểm soát dịch hại để:

     Bảo vệ sức khỏe con người
     Bảo vệ tài sản của con người
     Giữ gìn vệ sinh và mỹ quan khu vực
     Bảo vệ uy tín và hiệu quả kinh doanh

Để bảo vệ sức khỏe cho chính người thân yêu của bạn. Hãy liên hệ PESTPRO khi các bạn cần chúng tôi
Địa chỉ      : 79 Bửu Đóa, phường Phước Long, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 
Hotline      :
0918175286
Email         : hdban279@gmail.com