Mối có tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng có sức phá hoại cao. Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao. Gồm có: Mối vua, mối chúa, mối thợ, mối lính, mối cánh, trong đó Mối vua, mối chúa và mối cánh là thành phần sinh sản chính của tổ mối.
1. Mối chúa:
2. Mối Thợ:
3. Mối lính:
4. Mối cánh:
5. Tác hại của mối:
Mối là loại côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là các vật dụng trong gia đình, sức phá hoại của mối rất lớn như nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, …
Sức sinh sản của mối rất nhanh, số lượng thành viên trong tổ mối cực lớn, do đó muốn tiêu diệt tổ mối ko thể tiêu diệt đơn lẻ, mà phải tiêu diệt được mối chúa.
Mối gây thiệt hại rất lớn do một thời gian dài không bị phát hiện, mối âm thầm làm rỗng bên trong công trình gây nguy hại về lâu dài. Khi bị phát hiện cũng là lúc mối đã gây hại nặng ảnh hưởng thẩm mỹ và chất lượng công trình
1. Mối chúa:
- Mối chúa có màu trắng, đầu nhỏ, thân to căng mọng, bộ phận sinh dục phát triển.
- Mối chúa là thành phần quan trọng nhất của tổ mối.
- Đến khi bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 đến 10.000 trứng.
- Mối chúa là con mối sống lâu nhất trong tổ mối, nó chỉ việc nằm và đẻ.
- Kích thước của một con mối chúa khoảng 12-15 cm.
Mối chúa là thành phần quan trọng nhất của tổ mối
2. Mối Thợ:
- Mối thợ chiếm số lượng lớn nhất trong tổ, chiếm khoảng 70-80% trong đàn mối.
- Chúng làm hầu hết các việc trong tổ mói, chúng chịu trách nhiệm kiếm thức ăn, xây tổ, tạo đường mui, …
- Mối thợ ăn các cấu kiện gỗ và chuyển hóa chúng thành thức ăn cho mối chúa và những con khác trong đàn
- Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, có màu trắng tương đồng từ đầu đến thân, có kích thước bé nhất đàn mối
Mối thợ chiếm khoảng 70-80% trong đàn mối
3. Mối lính:
- Mối lính phân hóa từ mối thợ. Số lượng không nhiều, đầu có mầu nâu, chủ yếu canh gác và tấn công.
- Mối lính có hàm trên phát triển và là vũ khí khi tấn công kẻ thù.
- Nhiệm vụ của mối lính là canh phòng, báo động cho bầy đàn khi có bất thường xảy ra.
- Mối lính không có khả năng lấy mồi, đo đó mối thợ phải cho mối lính ăn
Mối lính có số lượng không nhiều
4. Mối cánh:
- Mối cánh là những con mối sinh sản rời tổ để tạo tổ mối mới, đó là sự phân đàn.
- Chúng thường xuất hiện sau khi trời mưa và bay vào nhưng nơi có ánh sáng.
- Có 2 cặp cánh có màu vàng nhạt, dài gần gấp đôi chiều dài cơ thể chúng.
- Mối cánh đực và cái sau khi rụng cánh sẽ bò vào nơi ẩn nấp, đặc biệt là nhưng nơi có cấu kiện gỗ để giao phối, sinh sản và tạo lập một quần thể mối mới.
Mối cánh thường xuất hiện sau khi trời mưa và bay vào nhưng nơi có ánh sáng
5. Tác hại của mối:
Mối là loại côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là các vật dụng trong gia đình, sức phá hoại của mối rất lớn như nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, …
Sức sinh sản của mối rất nhanh, số lượng thành viên trong tổ mối cực lớn, do đó muốn tiêu diệt tổ mối ko thể tiêu diệt đơn lẻ, mà phải tiêu diệt được mối chúa.
Mối gây thiệt hại rất lớn do một thời gian dài không bị phát hiện, mối âm thầm làm rỗng bên trong công trình gây nguy hại về lâu dài. Khi bị phát hiện cũng là lúc mối đã gây hại nặng ảnh hưởng thẩm mỹ và chất lượng công trình