Khả năng phá hoại của Chuột

      Chuột là loài động vật gặm nhấm đông và phổ biến, nó có vú nhỏ, mõm nhọn có râu dài. Số loài chuột rất đa dạng nhưng đa số đều chân ngắn, đuôi dài.
      Chúng có cặp răng cửa rất phát triển dùng để gặm nhấm, đào hang và tự vệ, gồm có: Chuột nhắt, chuột cống, …
1. Chuột nhắt:
  • Chuột nhắt là loài gặm nhấm gây hại số một của chúng ta, chúng có cơ thể nhỏ và mảnh. Tai to và đuôi dài bằng cả phần đầu và phần thân cộng lại.
  • Khả năng sinh sản của chuột phụ thuộc vào điều kiện sống của chúng như thức ăn, nước uống, nơi ẩn nấu. Khi điều kiện sống của chúng tốt thì chúng sinh sôi rất nhanh, ngược lại sức sinh sản của chúng sẽ giám đáng kể.
  • Chuột thường hoạt động về đêm, chúng đi kiếm thức ăn vào ban đêm, đặc biệt là lúc chạng vạng tối và trước khi trời sáng
  • Chuột là loài ăn tạp nên chúng ăn hầu hết mọi loại thức ăn, nhưng chủ yếu là các loại hạt và ngũ cốc, thức ăn của con người nên chúng rất thích ẩn nấu như nhà bếp, nhà hàng, ….
  • Chuột nhắt cần một lượng thức ăn và nước uống rất nhỏ. Do đó, chúng có thể sống mà ko cần nguồn nước do chúng đã lấy đủ lượng nước từ thức ăn.

2. Chuột cống:
  • Chuột cống là loài chuột to khỏe và hung dữ nhất, con trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 500gr, cũng có những con to hơn nhưng rất ít.
  • Chuột cống có mũi cùn, tai nhỏ, đuôi hầu như không có lông, đuôi của chuột cống ngắn hơn chiều dài cơ thể chúng.
  • Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống là vào mùa thu và mùa xuân.
  • Chuột cống là loài động vật đào đất nên chúng thường làm tổ bên ngoài và đào hang dưới đất. Chúng thường sống ở khu dân cư, khu chứa thực phẩm, cống rãnh, bãi rác. Chúng cũng có thể sống ở bên trong tòa nhà của thành phố.
  • Giống như những loài chuột khác, chuột cống thích ngũ cốc, các loại hạt, thịt, cá, thức ăn của gia súc và con người. Chũng sẽ tìm kiếm thức ăn bên ngoài như sân vườn, cống rãnh và có thể xâm nhập bên trong nhà vào ban đêm.
  • Không giống chuột nhắt, chuột cống sẽ không thể sống lâu nếu thiếu nước.
  • Chúng thường hoạt động về đem, khi trời nhá nhem tối và trước khi trời sáng.

3. Tác hại của chuột:
  • Chuột là loại động vật gây nguy hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp của chúng ta, chúng cắn phá dây điện, thiết bị gây ngưng trệ sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động cá nhân, tập thể trong xí nghiệp, nhà máy.
  • Chuột hay cắn phá lương thực, thực phẩm và hàng hóa trong kho, gây hư hại và ô nhiễm lương thực thực phẩm.
  • Những khu vực trồng trọt hoa màu và cây ăn trái, chuột thường đào hang gây bật gốc, chúng cắn phá làm hư hỏng hoa màu, trái cây.
  • Chúng cắn phá quần áo, sách vở, giấy tờ, thậm chí là các vật dụng trong gia đình. Gây ô nhiễm môi trường do lông, phân và nước tiểu của chúng.
  • Là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho con người, về đêm chuột chạy trên mái nhà gây ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ của các thành viên trong gia đình.
  • Trong môi trường điện, chuột thường cắn phá dây điện là nguyên nhân chủ yếu gây chập cháy dẫn đến tình trạng mất điện và nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • Đây là một trong những tác hại gây nguy hiểm đến con người mà chúng ta cần phải chú ý, do chuột sống ở môi trường ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn như bãi rác, cống rãnh nên việc mang mầm bệnh là điều hiển nhiên.
  • Một số bệnh phổ biến do chuột gây ra như: dịch hạch, bệnh vàng da xuất huyết, bệnh do vi khuẩn, sốt chuột cắn, …
4. Kết luận:
Chuột là loài động vật ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các lĩnh vực quan trọng trong đời sống của chúng ta, vì vậy kiểm soát chuột là một trong những việc làm cần thiết và cấp bách.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn thấy dấu hiệu của chuột.