Biện pháp phòng ngừa Kiến ba khoang

Kiến ba khoang (tiếng anh: Rove Beetles) là một loại bọ cánh cứng. Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là Kiến Ba khoang.
          *Về phân bố:
          Khu vực trong thành phố:  Kiến ba khoang thường sinh sống tại các khu đất trống, khu vực các công trình xây dựng, cây cối trong công viên, cây cổ thụ lớn.
          Vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt từ tháng 5 – 7, sau các cơn mưa dông  (mưa rào) loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn, như các tòa nhà lớn, khu dân cư.
          Vào ban đêm, kiến ba khoang xâm nhập vào bên trong nhà do bị thu hút bởi ánh sáng đèn điện bên trong nhà (đặc biệt thu hút mạnh bởi đèn có ánh sáng trắng xanh).
          *Về hình thể:
          Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh.
          * Về màu sắc: đôi khi có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu
đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước.
          Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen - đỏ - đen - đỏ - đen, tương ứng với đầu - ngực – elytra - trước bụng - sau bụng.


                          
          *Độc tố Kiến Ba Khoang:
          Kiến Ba Khoang: không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.
          Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó.
          Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.

          *Biểu hiện lâm sàng
          - Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
          - Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay.
          - Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
          - Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Tiến triển của bệnh sau khi tiếp xúc với chất độc KBK người bệnh cảm giác râm ran.
- 6 - 8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12 - 24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 5 - 7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

         
  1. PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ KHI GẶP KIẾN BA KHOANG:
          Nếu đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang cần thực hiện một số bước sau:
          - Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót.
          - Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.
          - Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng... chú ý các biểu hiện để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết.
          - Khi phát hiện có Kiến Ba Khoang ở khu vực làm việc, sinh sống, nên liên hệ ngay với PESTPRO để được hướng dẫn và phối hợp xử lý.
  1. PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT KIẾN BA KHOANG:
          Phối hợp với nhân viên các bộ phận:
          Dự báo thời tiết giao mùa, thời tiết nắng nóng, có thể xuất hiện các cơn mưa đầu mùa, mùa mưa, nhiệt độ ẩm thay đổi. Theo tập tính Kiến Ba Khoang tìm nơi khô ráo để trú ẩn, thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.
          - Đề phòng côn trùng bay vào phòng bằng cách hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hạn chế thu hút.
          - Nên đóng cửa hành lang vào lúc chiều tối, hạn chế mở đèn ban công, tránh sự xâm nhập.
          - Khuyên khách lưu trú không nên phơi đồ ngoài ban công (tránh Kiến Ba Khoang bám vào), hạn chế ra ngoài ban công lúc chiều tối.
          - Cung cấp cho nhân viên kiến thức cơ bản về KBK để nhận biết và phòng tránh.
Phương án PESTPRO kiểm soát Kiến Ba Khoang:
+ Tăng cường kiểm tra phát hiện khu vực khối phòng khách.
+ Phun xử lý chế phầm tiêu diệt và tồn lưu lên các khe kẽ trong phòng, ban công, nhà vệ sinh. Khu vực hành lang, môi trường xung quanh.
+ Kiểm tra các khu vực chứa nước sinh hoạt, nước thải, cống rãnh, cây cối, bụi rậm, các công trình xây dựng xung quanh khách sạn nhằm phát hiện tiêu diệt Kiến Ba Khoang.
+ Thông báo cho PESTPRO khi phát hiện Kiến Ba Khoang để KTV kịp thời xử lý.
 + Phối hợp với kỹ thuật viên PESTPRO để lên phương án và kiểm soát hiệu quả nhất.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính người thân yêu của bạn. Hãy liên hệ PESTPRO khi các bạn cần chúng tôi
Địa chỉ      : 79 Bửu Đóa, phường Phước Long, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 
Hotline      :
0918175286
Email         : hdban279@gmail.com