Mùa mưa - Mùa báo động về Muỗi

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25oC.
Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Mùa mưa là thời gian thích hợp để muỗi sinh trưởng và phát triển.
     Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi.
     Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt

    I. Giai đoạn ấu trùng (bọ gậy, loăng quoăng):
  • Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau (4 tuổi).
  • Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm.
  • Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 5 – 10 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn.
Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành nhộng (cung quăng) có hình dấu phẩy.

II. Giai đoạn nhộng:
  • Đời sống gắn liền với môi trường nước
  • Hình dấu hỏi, phần đầu to, trên lưng có 2 ống thở, phần đuôi nhỏ chia đốt giống như đuôi tôm
  • Nhộng muỗi không ăn, có sức chịu đựng cao với môi trường và hoá chất
  • Hầu như chỉ ở trên mặt nước
  • Thường kéo dài 1- 4 ngày. Nhộng muỗi rất linh hoạt, khi bị quấy rầy – chúng sẽ lặn xuống nước
Sau 1-2 ngày vũ hóa thành muỗi trưởng thành

III. Giai đoạn Muỗi trưởng thành.
  • Sau khi lột xác, nhộng trở thành muỗi trưởng thành. Sau khi vũ hóa chúng không bay tìm thức ăn liền mà phải mất 1 – 1,5 ngày muỗi hoàn thiện cơ thể.
  • Bay thành từng đàn, giao phối trong không gian
  • Cả đời muỗi cái chỉ giao phối một lần
  • Sau khi thụ tinh, muỗi cái bay đi tìm mồi hút máu
- Muỗi cái có thể tiêu hóa nhiều hơn 3 lần trọng lượng cơ thể chúng.
  • Sau khi hút máu, muỗi tìm kiếm 1 nơi an toàn để tiêu máu và trứng chín.
  • Thời gian trứng chín tùy thuộc vào loài và nhiệt độ
  • Sau khi trứng chín, muỗi cái bay khỏi nơi trú ẩn để tìm ổ đẻ.
- Mỗi loài muỗi đẻ trứng ở những khu vực khác nhau. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu
- Muỗi gây ra nhiều loại bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, Virus Zika, Sốt vàng da, viêm não nhật bản (Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, gây tàn phế, mất khả năng lao động, ….) và nhiều loại bệnh khác
IV. Biện pháp tiêu diệt muỗi:
1. Dùng sinh vật diệt muỗi
  • Nuôi trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
  • Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
  • Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.
  • Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng
2. Cải tạo môi trường
  • Nạo vét cống rãnh, vũng nước
  • Phát quang bụi rậm
  • Sử dụng bồn kín chứa nước sinh hoạt
  • Dọn dẹp nhà cửa
  • Không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh)
3. Dùng đèn bẫy muỗi, vợt điện để bắt muỗi
4. Dùng hóa chất
  • Dùng hóa chất phun không gian
  • Dùng hóa chất phun tồn lưu
Để bảo vệ sức khỏe cho chính người thân yêu của bạn. Hãy liên hệ PESTPRO khi các bạn cần chúng tôi
Địa chỉ      : 79 Bửu Đóa, phường Phước Long, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 
Hotline      :
0918175286
Email         : hdban279@gmail.com
 
z3379291935714 e8116fc7789d0c3be6165cd4e0d4b9c2 Copy

Để bảo vệ sức khỏe cho chính người thân yêu của bạn. Hãy liên hệ PESTPRO khi các bạn cần chúng tôi
Địa chỉ      : 79 Bửu Đóa, phường Phước Long, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 
Hotline      : 0918175286
Email         : hdban279@gmail.com