Ruồi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng gồm có nhiều loài: ruồi nhà, ruồi giấm, ruồi nhặng, ruồi xanh, ruồi trâu, ruồi đêm (ruồi cống) và các loài khác, nhưng hầu hết chúng đều là vật trung gian gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho người và động vật bao gồm sốt rét, tả, lỵ, trực trùng, viêm gan, … và một số bệnh khác
1. Chúng sẽ phun tất cả những thứ bẩn thỉu vào thức ăn của chúng ta.
Ruồi dùng miệng hình vòi hút thức ăn, điều này bắt buộc chúng phải biến tất cả thành dịch lỏng để thuận tiện cho việc hút thức ăn. Chúng sẽ phun nước bọt có chứa emzyme đặc biệt (mang theo vi khuẩn, thức ăn ối thiu thậm chí là phân) vào thức ăn để phân giải chất hữu cơ tạp thành dịch lỏng.
2. Chúng sẽ đẻ trứng vào thức ăn và trứng sẽ nở thành giòi.
Thức ăn của con người chính là môi trường hoàn hảo để ruồi đẻ trứng, sau một thời gian trứng sẽ nở thành giòi khiến phần thức ăn đó bị nhiễm vi khuẩn.
3. Chúng mang đến nhiều loại vi khuẩn có hại
Trên các chi của ruồi có rất nhiều sợi lông siêu nhỏ, do đó chúng có thể mang theo rất nhiều vi khuẩn khi đậu vào thức ăn ôi thiu hay bãi rác và tiếp tục đậu vào thức ăn của chúng ta khiến phần thức ăn đó bị nhiễm vi khuẩn.
4. Chúng mang đến nhiều mầm bệnh
Ruồi mang đến cho chúng ta rất nhiều mầm bệnh như tả, kiết lị, thương hàn, ….
- ĐẶC ĐIỂM CỦA RUỒI
- Ruồi thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Chúng trải qua 4 giai đoạn: Trứng → Ấu trùng → Nhộng → Trưởng thành.
- Quá trình phát triển (đặc biệt là giai đoạn ấu trùng hay còn gọi là giòi) phụ thuộc nhiều vào môi trường thức ăn (chất thải hữu cơ: thực phẩm, động vật chết…)
- Khả năng bay xa đến 1.500m
- Bị hấp dẫn bởi nguồn thức ăn, độ ẩm và nơi đẻ trứng
- Gió đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát tán ruồi.
- Quá trình di chuyển ngẫu nhiên của các loài côn trùng bay sẽ dừng lại khi chúng bị thu hút bởi: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, vận tốc gió, mùi … và các yếu tố khác.
- Ruồi hấp thụ thức ăn bằng cách tiết ra chất dịch làm hóa lỏng thức ăn sau đó dùng vòi hút các chất này.
- Quần thể ruồi thay đổi theo mùa, điều kiện thời tiết và nơi sinh sản thích hợp
- Ruồi thường chỉ hoạt động cách nơi sinh sản không quá 50m
- 80% bộ não của ruồi sử dụng để quan sát vì thế ruồi là loài côn trùng rất tinh mắt, nhanh nhẹn với các thay đổi xung quanh.
- Ruồi có thể bùng phát với số lượng lớn chỉ trong 1 tuần
- TÁC HẠI CỦA RUỒI
- Ruồi không chỉ gây phiền toái, khó chịu cho mọi người, ruồi còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh
- Chúng thường đậu kiếm ăn ở những khu vực bẩn, ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh, xác động vật, … và mang một lượng lớn vi khuẩn, vi trùng bám vào chân, đầu, cánh, … Sau đó chúng đậu vào đồ ăn thức uống của chúng ta. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở con người và làm bùng phát dịch bệnh.
- Gây mất vệ sinh và thẩm mỹ
- Do đặc tính sinh sản và phát triển rất nhanh nên khả năng truyền và lan tỏa bệnh rất nhanh
1. Chúng sẽ phun tất cả những thứ bẩn thỉu vào thức ăn của chúng ta.
Ruồi dùng miệng hình vòi hút thức ăn, điều này bắt buộc chúng phải biến tất cả thành dịch lỏng để thuận tiện cho việc hút thức ăn. Chúng sẽ phun nước bọt có chứa emzyme đặc biệt (mang theo vi khuẩn, thức ăn ối thiu thậm chí là phân) vào thức ăn để phân giải chất hữu cơ tạp thành dịch lỏng.
2. Chúng sẽ đẻ trứng vào thức ăn và trứng sẽ nở thành giòi.
Thức ăn của con người chính là môi trường hoàn hảo để ruồi đẻ trứng, sau một thời gian trứng sẽ nở thành giòi khiến phần thức ăn đó bị nhiễm vi khuẩn.
3. Chúng mang đến nhiều loại vi khuẩn có hại
Trên các chi của ruồi có rất nhiều sợi lông siêu nhỏ, do đó chúng có thể mang theo rất nhiều vi khuẩn khi đậu vào thức ăn ôi thiu hay bãi rác và tiếp tục đậu vào thức ăn của chúng ta khiến phần thức ăn đó bị nhiễm vi khuẩn.
4. Chúng mang đến nhiều mầm bệnh
Ruồi mang đến cho chúng ta rất nhiều mầm bệnh như tả, kiết lị, thương hàn, ….
- CÁCH NGĂN CHẶN RUỒI
- Vệ sinh khu vực và lân cận
- Kiểm soát nguồn thức ăn và nơi sinh sản
- Loại bỏ mùi thu hút bằng cách thông thoáng, vệ sinh
- Kiểm soát rác
- Giữ khu vực rác cách xa lối vào
- Sử dụng thùng rác có nắp đậy kín và vệ sinh định kỳ
- Kiểm soát chất thải con người, động vật
- Ngăn chặn
- Hạn chế sự tiếp xúc giữa nhà xưởng, kho bãi với ruồi
- Đóng kín cửa khi không sử dụng
- Lắp màn ngăn hoặc cửa tự động cho khu vực hay xuất nhập
- Lắp quạt thổi gió tại cửa ra vào (siêu thị, nhà hàng),
- Lắp lưới ngăn côn trùng tại các lam gió, quạt thông gió
- Trám các khe kẽ, vết nứt
- Sử dụng hóa chất
- Phương pháp kiểm soát ruồi hiệu quả nhất là áp dụng các biện pháp ngăn chặn, vệ sinh đảm bảo, bẫy bã tại các khu vực sinh ra ruồi.
- Sử dụng hóa chất nhằm để diệt ấu trùng (giòi), xua đuổi ruồi trưởng thành, và diệt ruồi trưởng thành
- Kết hợp nhiều phương pháp: Phun tồn lưu bề mặt, phun không gian, đặt bẫy và đánh bả để diệt ruồi trưởng thành.
- Để bảo vệ sức khỏe cho chính người thân yêu của bạn. Hãy liên hệ PESTPRO khi các bạn cần chúng tôi
Địa chỉ : 79 Bửu Đóa, phường Phước Long, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Hotline : 0918175286
Email : hdban279@gmail.com