Phương pháp không sử dụng hóa chất:
Có rất nhiều phương pháp không sử dụng hóa chất được áp dụng nhằm mục địch hạn chế dịch hại gây hại ở mức tốt nhất như:
- Dùng màn ngăn côn trùng, trám kín các khe kẽ hở, dọn vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các nơi nước tù đọng, xử lý rác, dự trử thực phẩm đúng cách, bảo trì khu vườn như chặt bỏ những nhánh cây che lấp ngôi nhà, các cành dính vào mái nhà, phát quang bụi rậm, xử lý cỏ dại.. .
- Lắp lưới chắn ở cửa sổ, cửa lớn, những lỗ hổng ra cống rãnh.
- Sử dụng các loại bẫy keo (Bẫy keo, đèn bẫy côn trùng, bẫy lồng, bẫy sử dụng hóa chất dẫn dụ, bẫy sập, bẫy sử dụng chất keo dính)
Ngoài ra, máy hút bụi và phương pháp xử lý nhiệt đã được áp trong công tác kiểm soát dịch hại.
* Cải thiện môi trường vệ sinh:
Môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện thuận lợi cho các loài gián, ruồi, kiến, chuột, và những loại dịch hại khác phát triển, chỉ cần rơi những mẫu thức ăn, vòi rỉ nước là chúng sẽ xuất hiện.
Nên loại bỏ nguồn thức ăn của dịch hại, nhưng điều quan trọng nhất là cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường để giảm khả năng xuất hiện của chúng. Dĩ nhiên việc dọn dẹp để tránh tình trạng tắc nghẽn cống rãnh cũng là điều cần thiết. Đống giấy tờ hay tủ chứa đầy thức ăn là nơi trú ẩn (sinh sống và trú ẩn) của dịch hại.
Một phần trách nhiệm của bạn là đưa ra lời khuyên cho khách hàng để cải thiện điều kiện vê sinh môi trường để giảm thiểu các vấn đề về dịch hại.
Ví dụ: Trong khu vực bếp, quán ăn, khu vực chuẩn bị thức ăn nên được lau chùi ngay khi sử dụng, lau chùi các vết dầu mỡ thường xuyên ở những lò nướng, máy lọc khí và bẫy sử dụng chất bôi trơn, rác được phân loại, thùng rác nên có nắp đây, thu gom rác trong ngày…
Sử dụng máy lau chùi để xử lý vết dầu mỡ, thức ăn bị đổ ra, ống dẫn nước bị đầy. Rác nên loại bỏ vào túi nhựa, những thùng chứa rác nên được chùi rửa, vứt rác hàng ngày.
Luôn vệ sinh khay của đèn bẫy côn trùng thường xuyên (nếu có)
Thực phẩm đóng gói dự trữ nên đặt trên các pallet hoặc kệ cách xa tường để việc kiểm tra và vệ sinh được dễ dàng.
Chính sách “vào trước, ra trước” đảm bảo thức ăn không giữ lại quá lâu.
-
Đồ đạc hư, thùng hộp trống nên vứt ngay. Những thức ăn đã mở nên được giữ trong thùng kín.
-
Thùng rác, thùng tái sinh nên có nắp đậy chặt, vứt rác và lau chùi thùng thường xuyên.
-
Rác xung quanh khu vực chứa rác cần dọn sạch hàng ngày. Dọn dẹp và lau chùi thùng rác và những khu vực bên ngoài thường xuyên.
-
Rác ngoài đất, đặc biệt rác trên nền, dưới những bụi rậm nên được dọn sạch.
-
Rau và hoa quả để dưới đất nên chuyển đi để tránh loài gặm nhấm, ruồi và những dịch hại khác vì những loài này ăn hoa quả thối rữa (ruồi giấm).
-
Dọn sạch vòm máng xối, nước đọng trong thùng, thiết bị
*Sử dụng máy hút bụi:
- Máy hút bụi đóng vai trò quan trọng trong chương trình cải thiện vệ sinh, dùng để hút những mẫu vụn thức ăn của dịch hại.
- Máy hút bụi được sử dụng để kiểm soát dịch hại trực tiếp. Khách hàng hay những cán bộ kỹ thuật có thể dùng máy này. Những công ty kiểm soát dịch hại đang sử dụng loại máy đặc biệt này để hút gián, ruồi, kiến, nhện và những dịch hại khác.
- Loại máy này rất hữu hiệu với những lần xử lý đầu tiên với thức ăn rơi vãi, những dịch hại, loài côn trùng có số lượng nhiều.
- Trong nhiều vấn đề liên quan đến dịch hại, một cái máy hút bụi có lẽ là tất cả những gì cần thiết.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, việc sử dụng máy hút bụi có thể là phương pháp duy nhất được chấp nhận.
Ví dụ: Trong công tác xử lý rệp gường (bed bugs), các mẫu trứng và xác chết còn sót lại trên các vật dụng trong nhà mà các biện pháp khác khó có thể xử lý triệt để thì lúc này sử dụng máy hút bụi công suất lớn có thể giải quyết được vấn đề này.
*Ngăn chặn dịch hại xâm nhập:
- Phương pháp kiểm soát dịch hại đơn giãn là thay đổi những điều kiện môi trường tránh côn trùng và động vật tràn vào phá hại những nơi quan trọng.
Cách thay đổi vật lý hoặc cơ học là làm cho khu vực ít hấp dẫn dịch hại hoặc không cho chúng vào nhà.
Làm tấm ngăn dịch hại đơn giãn như chuẩn bị những tấm màng, bít những khe hở, làm đẹp phong cảnh đa dạng với những cây không bị bệnh, côn trùng.
-
Sự thay đổi có thể rất tốn kém, tiết kiệm thời gian nhưng thường là những giải quyết lâu dài.
-
Thỉnh thoảng bạn có thế tự làm tấm ngăn. Nhưng thường bạn sẽ đưa ra lời khuyên cho khách hàng.
Ví dụ: Muỗi phát sinh trong hầm nước lớn. PestPro đã dùng tấm thảm để đập kín miệng hầm, như vậy là có thể ngăn chặn muỗi tới sinh sản rồi.
* Ngăn chặn bên trong:
- Lắp những tấm màng che ở các cửa chính. Kiểm tra thường xuyên và thay thế khi cần thiết.
- Sửa chửa những tấm lưới ngăn côn trùng ở cửa chính và cửa sổ và đảm bảo chúng luôn kín, sử dụng màng để che những lỗ lớn hơn.
- Trám những lỗ hở ở những cống, hố ga
- Lắp những máy thổi gió ở khu vực dỡ hàng và những ô cửa mở (như ở siêu thị)
- Bịt kín những kẻ hở, đường nứt trong và ngoài tường
- Hàn, trét và bịt những chổ trống xung quanh ống dẫn, dây cáp điện nơi dịch hại hay chui vào.
- Lắp cửa nhựa (màng ngăn) ở những nơi nhập hàng.
- Bít đường nứt trên cửa chính, cửa sổ, đồ dùng, thiết bị, tủ cố định, trần quầy thu tiền
- Sửa chữa những kẻ hở trên tường, sàn lát đá trong nhà vệ sinh công cộng, kho hàng và những khu vực khác
- Sửa chửa những khe hở trên mái nhà là nơi thu hút kiến đục gỗ, bọ cánh cứng và dịch hại thích hợp nơi có độ ẩm cao.
- Sửa chửa vết hàn nứt trong nhà vệ sinh công cộng, nhà bếp và thư viện
- Lắp đặt bẫy để xử lý loài gặm nhấm và những cái tương tự đề ngăn loài côn trùng vào gờ cửa và những mặt ngoài tường
*Ngăn chặn bên ngoài:
- Đặt miếng bê tông dưới khu vực rác để dễ lau chùi, ngăn chặn loại gậm nhấm, dịch hại khác từ hang ở dưới chui vào. Thùng rác phải đóng chặt để tránh ruồi và loài gặm nhắm.
- Loại bỏ mụn hữu cơ ra xa tường nhà. Mụn gỗ thường thu hút những loài mối và động vật ưa thích môi trường ẩm như động vật nhiều chân, mọt gỗ, sâu tai. Đặt sỏi, đá vụn và vỏ sò vào những khu vực trống.
-
Tỉa những bụi cây rậm rạp quanh nhà. Nhưng nơi cây cối rậm rạp là nơi dễ xuất hiện loài gặm nhấm, rất khó kiểm tra và xử lý trong hang.
-
Tỉa nhánh cây bò qua nhà. Kiến, sóc, đặc biệt là chuột thường leo qua nhánh cây vào nhà.
-
Loại bỏ những cây dịch hại thường leo vào nhà, thay vào đó là những cây chống sâu bệnh và dịch hại.
-
Chăm sóc những cây cỏ trang trí bằng cách tưới nước, bón phân và cắt tỉa hợp lý làm cho cuộc sống khỏe mạnh, không côn trùng.
-
Tháo vũng nước đọng vì đây là nguyên nhân gây ra muỗi và ruồi. Đặt máng nước chảy xuống, nước sẽ chảy hết ra ngoài nhà.
-
Di dời những đống gổ, đã và những vật liệu khác và đặt chúng ở xa vị trí xa nền nhà
* Sử dụng các loại bẫy: Bẫy côn trùng, bẫy chuột:
- Bẫy sử dụng để bắt chuột là bẫy sập, bẫy keo và bẫy lồng. Ngoài ra còn có bẫy đặc biệt để bắt những con thú lớn hơn như chồn, gấu…
- Trước khi bẫy những động vật khác với chuột, phải chắc chắn rằng bạn hiểu những gì bạn đang làm để có cách giải quyết phù hợp và làm thế nào để xử lý những động vật sống và chết.
- Bẫy sập phổ biến để bẫy chuột, sử dụng mồi thức ăn như sô cô la, bơ đậu phộng hoặc các thực phẩm khác được cuộn tròn. Bẫy sập thiết kế lo xo co dãn rất hiệu quả, bẫy nên được đặt nơi nhiều chuột.
Những bẫy chuột có bảng keo giống với bẫy keo nhưng thường lớn và dính hơn. Khi chuột vào bẫy sẽ bị bắt ngay.
-
Bẫy nên đặt nơi có nhiều chuột. Chúng thường chạy dọc những ván gổ ghép chân tường, rìa tường và những khu vực khác. Đặt bẫy sập có mồi vuông góc với tường. Đặt bẫy keo song song với tường. Bẫy chuột nhắt nên đặt cách nhau 3 m. Bẫy chuột cống đặt cách nhau xấp xỉ 6 m.
-
Đặt bẫy keo xa tầm tay trẻ con, vật nuôi và những động vật khác. Ngoài ra nên đặt chúng bên trong các hộp an toàn tránh trường hợp mồi bị lấy ra.
-
Bẫy được đặt bao quanh khuôn viên nhà. Đặt bẫy ở khu vực không bị thay đổi vị trí, tránh xa trẻ con, vật nuôi, luôn giữ khô ráo không bụi bẩn. Đặt bẫy khu vực kín như lùm cây hay bên trong khu hàng rào.
-
Kiểm tra bẫy thường xuyên để vứt những con chuột đã sập bẫy. Đeo gang tay (loại cao su, nhựa dẻo tốt hơn gang tay sợi bông) tránh sự lây lan bệnh khi xử lý những con vật chết và vứt ngay chúng vào thùng rác nhựa bịt kín.
-
Đánh số vị trí bẫy trên sơ đồ. Hồ sơ trên biên bản dịch vụ cần thể hiện các thông số: vị trí bẫy đã kiểm tra, bẫy nào bắt được chuột và bẫy nào được thay thế.
-
Chuyển những bẫy chuột không hiệu quả đến vị trí mới
I.3.2. Phương pháp sử dụng hóa chất:
Sau khi đã áp dụng các biện pháp không hóa chất nhưng dịch hại vẫn còn là vấn đề cần thiết cần giải quyết nhanh chóng hơn thì phương pháp sử dụng hóa chất được sử dụng, Một quy trình phun vệ sinh kiểm soát côn trùng của PESTPRO thường được tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Tư vấn khách hàng che đậy thức ăn, những vật dụng cần thiết.
Bước 2: Sử dụng bình phun tay Agrofos (Italia) để phun hóa chất tồn lưu cho toàn bộ bề mặt tường, những vết nứt, kẽ hở mà côn trùng hay trú ẩn,…Phương pháp này nhằm tạo ra lớp hóa chất tồn lưu giúp xua đuổi và tiêu diệt côn trùng khi chúng xâm nhập vào bên trong.
Bước 3: Sử dụng máy phun sương Agrofog (Italia) phun hóa chất có tác dụng knock-down (hạ gục nhanh) dưới dạng sương mù trong không gian, trần nhà...Phương pháp này giúp tiêu diệt những côn trùng đang tồn tại trong khu vực xử lý.
Bước 4: Dùng máy ULV STIHL (Brazil) để phun xung quanh bên ngoài. Phương pháp này giúp tiêu diệt côn trùng khu vực bên ngoài và tạo ra 1 hàng rào hóa chất tiêu diệt côn trùng trước khi chúng xâm nhập vào khu vực bên trong.
Sử dụng các loại Gel để kiểm soát côn trùng như gián, kiến: Bên cạnh phương pháp phun hóa chất, PestMan còn sử dụng 1 số loại gel để trét vào những khe hở, vết nứt, đường đi của gián, kiến nhằm tiêu diệt côn trùng. Phương pháp này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng và không gây xáo trộn cho khách hàng như phải dọn dẹp, vệ sinh…